Bệnh giang mai được đánh giá là căn bệnh xã hội nguy hiểm chỉ sau HIV/AIDS. Hiện nay, bệnh lý này đang có dấu hiệu bùng phát trở lại với tốc độ lây lan nhanh chóng ở nhóm người trẻ tuổi. Đáng chú ý, bệnh nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào tất cả các phủ tạng, đặc biệt là tim, não, có thể gây tử vong. Do đó, cần xét nghiệm giang mai sớm để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị kịp thời.
CẢNH BÁO SỨC “TÀN PHÁ” NẶNG NỀ CỦA BỆNH GIANG MAI
TS.BS Nguyễn Phương Hồng- nguyên giám đốc Trung tâm nam học bệnh viện Việt Đức, bác sĩ hơn 30 năm kinh nghiệm trong thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh giang mai, hiện nay đang công tác tại phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế cho biết: Giang mai (Syphilis) là một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra.
Đây là loại vi khuẩn có hình xoắn, vị trí xâm nhập và cư trú thích hợp nhất bên trong cơ thể người là tại niêm mạc hậu môn, mắt, miệng và đặc biệt là bộ phận sinh dục. Xoắn khuẩn giang mai có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch,…). Vì vậy, rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị bệnh.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục. Bệnh dễ gặp ở những đối tượng có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới,…).
Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy…) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn. Nếu người mẹ có thai bị giang mai mà không được điều trị cũng có thể lây truyền cho thai nhi (giang mai bẩm sinh).
Giang mai phát triển qua 4 giai đoạn với nhiều dấu hiệu khác nhau từng thời kỳ, ở giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối, hầu hết các trường hợp bệnh đã trở nặng, gây biến chứng, xâm nhập vào cơ quan phủ tạng gây giang mai thần kinh, củ giang mai,… tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh trung ương, gây ra viêm màng não, điếc, mù lòa, trí tuệ suy giảm, liệt dương, tiểu không tự chủ,…. biến chứng động kinh, đột quỵ có thể dẫn tới tử vong.
Theo thống kê của BV Da liễu, thời điểm năm 2010, BV chỉ tiếp nhận gần 800 ca thì đến năm 2018, con số này đã vượt 5.300 ca, gấp hơn 6 lần. Đến những năm 2022 số ca mắc bệnh giang mai đang có xu hướng tăng nhanh tới mức đáng báo động. Đáng lưu ý, bệnh đang có xu hướng trẻ hoá, nhiều bệnh nhân mới 13-15 tuổi vẫn có thể mắc bệnh và tỉ lệ người đồng giới nam bị nhiễm bệnh khá cao.
Vì vậy, chuyên gia y tế khuyến khích những người trẻ tuổi xây dựng lối sống lành mạnh, tình dục an toàn. Đặc biệt cần khám sức khỏe định kỳ và xét nghiệm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
NHỮNG XÉT NGHIỆM QUAN TRỌNG CHẨN ĐOÁN GIANG MAI
Bác sĩ Phương Hồng nhấn mạnh: “chẩn đoán bệnh giang mai gồm các bước hỏi tiền sử, khám lâm sàng và xét nghiệm (chủ đạo). Đối với các xét nghiệm chẩn đoán giang mai được áp dụng phổ biến như: xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm tìm các kháng thể giang mai đặc hiệu TPHA, TPPA và các xét nghiệm gián tiếp do đáp ứng miễn dịch của vật chủ như: RPR, VDRL,…và một số xét nghiệm có giá trị chẩn đoán khác tùy trường hợp cụ thể”.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm tìm xoắn khuẩn
Lấy bệnh phẩm là dịch tiết từ săng, mảng niêm mạc, sẩn, hạch sau đó soi kính hiển vi nền đen để tìm xoắn khuẩn. Hoặc có thể nhuộm Fontana Tribondeau thấy xoắn khuẩn dưới dạng lò xo. Sự có mặt của xoắn khuẩn đặc hiệu cho phép khẳng định chẩn đoán bệnh giang mai.
- Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán
– Phản ứng không đặc hiệu: Kháng thể là một phản ứng tố kháng Lipid không đặc hiệu có tên là Reagin. RPR (Rapid Plasma Reagin Card test: phản ứng nhanh phát hiện trên bìa), VDRL (Venereal Disease Research Laboratory). Hiện nay phản ứng RPR hoặc VDRL thường sử dụng vì các ưu điểm: Phản ứng dương tính sớm. Kỹ thuật đơn giản nên có thể sử dụng như phản ứng sàng lọc, lồng ghép khám sức khỏe hàng loạt.
– Các phản ứng đặc hiệu: Kháng nguyên là xoắn khuẩn gây bệnh giang mai, kháng thể đặc hiệu.
+ T.P.I (Treponema Pallidum Immobilisation’s Test): phản ứng bất động xoắn khuẩn.
+ F.T.A (Fluorescent Treponema Antibody’s Test): phản ứng kháng thể xoắn khuẩn huỳnh quang.
+ F.T.Aabs (Fluorescen Treponema Antibody Absortion’s Test): phản ứng trước khi kháng thể huỳnh quang có triệt hút để loại kháng thể không đặc hiệu trước khi thực hiện phản ứng chính.
+ T.P.H.A (Treponema Pallidum Hemagglutination’s Assay): phản ứng ngưng kết hồng cầu có gắn xoắn khuẩn giang mai.
Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm dịch não tủy áp dụng với những bệnh nhân nghi ngờ biến chứng thần kinh do giang mai. Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch não tủy bằng thủ thuật chọc dò thắt lưng để có căn cứ kết luận chẩn đoán.
Bác sĩ khuyến cáo: Nếu như có quan hệ ngoài luồng, nghi ngờ mắc bệnh xã hội nói chung và bệnh giang mai nói riêng thì nên đi xét nghiệm càng sớm càng tốt. Đặc biệt nên xét nghiệm song song cùng một số bệnh xã hội khác như: lậu, sùi mào gà,, mụn rộp sinh dục và đặc biệt là HIV/AIDS.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA Y HỌC QUỐC TẾ- XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN GIANG MAI CHÍNH XÁC
Phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế 12 Kim Mã- Ba Đình- Hà Nội là cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, đơn vị trực thuộc quản lý của Sở Y tế Hà Nội xây dựng theo tiêu chuẩn phòng khám khách sạn với đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại, hệ thống xét nghiệm sinh hóa tự động cho kết quả chính xác gần như tuyệt đối.
Đặc biệt đội ngũ tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh từng làm việc tại các bệnh viện lớn như: bệnh viện Việt Đức, Học viện Quân Y 103, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Vinmec,…trực tiếp thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán và đưa ra phác đồ hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Thông thường, với bệnh giang mai cần hỗ trợ điều trị theo phác đồ Tây y là chủ đạo, các loại thuốc đặc hiệu nhằm ức chế xoắn khuẩn giang mai đồng thời ngăn chặn biến chứng. Sau đó, kết hợp với phương pháp tăng cường miễn dịch với các bài thuốc y học cổ truyền giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng, ngăn chặn bệnh tái phát hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng.
Đặc biệt, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới, trong hỗ trợ điều trị bệnh phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế hướng tới giảm tác dụng phụ của thuốc tây y trong quá trình hỗ trợ điều trị, tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị đồng thời giảm thiểu chi phí cho người bệnh.
Ngoài ra, nhằm áp dụng khoa học công nghệ vào trong quản lý y tế, phòng khám áp dụng công nghệ 4.0, tiêu chuẩn hóa khuôn mẫu mang tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế, sau khi xét nghiệm giang mai, bệnh nhân không cần chờ đợi lấy kết quả mà nhân viên y tế phòng khám sẽ thông báo kết quả xét nghiệm qua hệ thống thông tin điện tử hiện đại, nhanh chóng.
Chi phí thăm khám, xét nghiệm giang mai được niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế. Thông tin cá nhân người bệnh được bảo mật đúng quy định.
Vì thế, nếu cần xét nghiệm bệnh giang mai và các bệnh xã hội khác, bạn có thể nhấp chuột TẠI ĐÂY hoặc gọi 082.285.6886 để được chuyên gia y tế tư vấn, lấy mã số khám và giải đáp miễn phí.